Theo quy định pháp luật, đại diện uỷ quyền là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 thì đại diện được hiểu là chủ thể dân sự này nhân danh và vì lợi ích hợp pháp của một chủ thể dân sự khác để tham gia vào giao dịch dân sự
Theo Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “ủy quyền” là việc chính chủ thể có quyền tự mình trao quyền cho chủ thể khác (đủ năng lực thực hiện) để thay mình tham gia vào các giao dịch dân sự. Chủ thể dân sự của quan hệ đại diện theo ủy quyền là cá nhân và pháp nhân. Cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Pháp nhân thì phải có tư cách pháp nhân trong quá trình tham gia quan hệ ủy quyền. Những chủ thể khác như tổ chức không phải là pháp nhân thì phải lựa chọn ra một cá nhân có đủ thẩm quyền để đại diện tổ chức đó tham gia vào quan hệ đại diện theo ủy quyền.
Luật sư đại diện theo ủy quyền của khách hàng trong các vụ án, vụ việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng theo nội dung giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng đồng ủy quyền.
Hiện nay, khi xảy ra tranh chấp mà cá nhân hoặc tổ chức không muốn trực tiếp đứng ra giải quyết các vấn đề hay làm việc với các bên, các khối cơ quan, cá nhân, tổ chức khác thì sẽ ủy quyền cho Luật sư tham gia với tư cách ĐẠI DIỆN ỦY QUYỀN cho khách hàng tham gia vào các giai đoạn, cụ thể:
1. Đại diện theo ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, sửa đổi giấy phép doanh nghiệp.
2. Đại diện theo ủy quyền làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, khai nhận di sản thừa kế, đăng bộ sang tên, giao dịch liên quan đến tài sản của cá nhân.
3. Đại diện uỷ quyền trong việc giải quyết tranh chấp thu hồi nợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp…
4. Đại diện ủy quyền thay mặt khách hàng thực hiện quy trình giải quyết khiếu nại quyết hành chính, hành vi hành
5. Đại diện khách hàng tham gia giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức.
6. Đại diện khách hàng tham gia thương lượng, hòa giải khi xảy ra tranh chấp.
7. Đại diện khách hàng giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp mua bán bán, chuyển nhượng Quyền sử dụng đất, đăng ký kế thừa, tặng cho quyền sử dụng đất.
8. Đại diện cho cá nhân hoặc doanh nghiệp đối với các tranh chấp về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, vận chuyển hàng hóa.
9……………………….
Khi cần thực hiện dịch vụ, Quý Khách hàng liên lạc với Luật Landlaw qua những phương thức tư vấn sau:
Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 1900.633.232 để được Luật sư tư vấn qua điện thoại.
Tư vấn qua thư điện tử (email): Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử tuvanluat.landlaw@gmail.com để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.
Tư vấn trực tiếp: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số 0983.957.940 đặt lịch hẹn gặp Luật sư tại văn phòng để được tư vấn trực tiếp.