Điều 28. Tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai (Nghị định 124/2020/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại)
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại.
a) Người giải quyết khiếu nại lần hai là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở hoặc tương đương phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại.
b) Người giải quyết khiếu nại lần hai là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trực tiếp đối thoại trong trường hợp khiếu nại phức tạp (có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, có nhiều ý kiến khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền về biện pháp giải quyết, người khiếu nại có thái độ gay gắt, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội).
Đối với các trường hợp khác, người giải quyết khiếu nại có thể phân công cấp phó của mình hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ xác minh đối thoại với người khiếu nại. Trong quá trình đối thoại, người được phân công phải kịp thời báo cáo với người giải quyết khiếu nại về những nội dung phức tạp, vượt quá thẩm quyền; kết thúc đối thoại phải báo cáo với người giải quyết khiếu nại về kết quả đối thoại và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
2. Người chủ trì đối thoại phải tiến hành đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có quyền, lợi ích liên quan. Người chủ trì đối thoại khi đối thoại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình. Người chủ trì đối thoại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới người tham gia đối thoại gồm người khiếu nại, người đại diện (trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung) người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan về thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại.
3. Việc đối thoại được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia (ghi rõ người dự và người vắng mặt; trường hợp người khiếu nại không tham gia đối thoại thì ghi rõ có lý do hoặc không có lý do), nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và có chữ ký của các bên. Biên bản được lập thành ít nhất ba bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản đối thoại được thực hiện theo Mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị định này.
Mẫu số 14
………..(1)………… ….……(2)………… ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
BIÊN BẢN ĐỐI THOẠI VỚI NGƯỜI KHIẾU NẠI
Vào hồi… giờ …, ngày … tháng … năm , tại …………………………………………………(3)
I. THÀNH PHẦN THAM GIA ĐỐI THOẠI:
1. Người giải quyết khiếu nại, người được phân công chủ trì đối thoại:
Ông (bà)…………………….. chức vụ…………………, cơ quan (tổ chức, đơn vị)
2. Người ghi biên bản:
Ông (bà)………………………. chức vụ…..……………, cơ quan (tổ chức, đơn vị)
3. Người khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền của người khiếu nại):……………(4)
Ông (bà)……………………….. chức vụ………………………………, cơ quan (tổ chức)
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân…, ngày cấp…, nơi cấp…(5)
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
(Trường hợp người khiếu nại không tham gia đối thoại thì ghi rõ trong biên bản người khiếu nại vắng mặt có lý do hoặc không có lý do).
4. Người bị khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại của người bị khiếu nại (nếu có)):
Ông (bà)……………………… chức vụ ……………………, cơ quan (tổ chức, đơn vị)
5. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan (nếu có):
Ông (bà) …………………………………………………………………………………………….
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân…, ngày cấp…, nơi cấp…(5)
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
6. Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có):
Ông (bà) ………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..
II. NỘI DUNG ĐỐI THOẠI:
1. Người giải quyết khiếu nại hoặc người được phân công chủ trì đối thoại nêu mục đích, yêu cầu của việc đối thoại, tóm tắt kết quả xác minh nội dung khiếu nại và những nội dung đối thoại:……………………………………………….
2. Ý kiến của những người tham gia đối thoại về từng nội dung đối thoại……………………..
III. KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI:
Những nội dung đối thoại đã thống nhất, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những ý kiến khác (nếu có).
Buổi đối thoại kết thúc hồi… giờ… ngày …tháng…năm………..
Biên bản đối thoại đã được đọc lại cho những người tham gia đối thoại nghe và ký xác nhận (trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do).
Biên bản được lập thành …. bản; người giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh, người khiếu nại, người bị khiếu nại – mỗi người được nhận 01 bản./.
NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN CÔNG CHỦ TRÌ ĐỐI THOẠI) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)) |
NGƯỜI KHIẾU NẠI (HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN, NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN) (Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ) | ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)) |
NGƯỜI CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LIÊN QUAN (Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ) | NGƯỜI GHI BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì đối thoại.
(3) Địa điểm tiến hành đối thoại.
(4) Người khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền của người khiếu nại).
(5) Nếu không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
>>>> LUẬT SƯ TƯ VẤN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, GỌI: 1900.633.232
BÀI VIẾT MỚI NHẤT:
- LY HÔN THEO YÊU CẦU MỘT BÊN?
- Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào?
- Lưu ý: Trọn bộ điểm mới của Luật Đất đai 2024
- Ly hôn với chồng là lao động bất hợp pháp tại nước ngoài?
- Án phí, lệ phí Tòa án kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016.