Tạm ngừng phiên tòa dân sự trong trường hợp nào?

– Căn cứ Điều 259 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định Tạm ngừng phiên tòa quy định như sau:

  1. Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng;

b) Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt;

c) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa;

d) Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại;

đ) Các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải;

e) Cần phải báo cáo Chánh án Tòa án để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 221 của Bộ luật này.

2. Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

– Thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản  cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa.

– Bên cạnh đó, theo quy định pháp luật, Trong quá trình kiểm sát hoạt động tố tụng tại phiên toà khi có căn cứ cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ Kiểm sát viên có quyền đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên toà theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Quy định về tạm ngừng phiên tòa nhằm hạn chế việc Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà nhiều lần, gây khó khăn, kéo dài trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đồng thời quy định này còn hạn chế tình trạng bản án, quyết định giải quyết án của Tòa án cấp sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm xử huỷ, sửa án./.

Trân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Khi cần thực hiện dịch vụ, Quý Khách hàng liên lạc với Luật Landlaw qua những phương thức tư vấn sau:

– Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.633.232 để được Chuyên viên pháp lý tư vấn qua điện thoại.

– Tư vấn qua thư điện tử (email): Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử tư vấn: tuvanluat.landlaw@gmail.com để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.