Khi nào được rút kháng cáo trong vụ án hình sự?

Khoản 1 Điều 342 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.

Như vậy, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm.

2. Ai có quyền rút kháng cáo trong vụ án hình sự?

Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 342 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo.

Người có quyền kháng cáo trong vụ án hình sự bao gồm:

– Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

– Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.

– Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

– Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

(Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

3. Thủ tục rút kháng cáo trong vụ án hình sự

– Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.

– Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.

(Khoản 2, 3 Điều 342; khoản 2 Điều 354 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi, mời quý bạn đọc tham khảo. Khi cần thực hiện dịch vụ, Quý Khách hàng liên lạc với Luật Landlaw qua những phương thức tư vấn sau:

– Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 1900.633.232 để được Luật sư/ chuyên viên tư vấn qua điện thoại.

– Tư vấn qua thư điện tử (email): Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử: tuvanluat.landlaw@gmail.com để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.

– Đặt lịch hỗ trợ dịch vụ pháp lý: Quý khách vui lòng gọi điện thoại qua số 0983.957.940.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Phân biệt trường hợp tạm giam và tại ngoại đối với bị can, bị cáo trong Luật Hình sự?

Thời hạn điều tra trong vụ án hình sự?

Quy định về tổ chức phiên tòa trực tuyến?