Theo đó, thực tiễn hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (sau đây gọi tắt là tranh chấp HĐCN, TC QSDĐ) tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong những năm qua cho thấy, các quan hệ tranh chấp này thường đa dạng và có đặc thù riêng, do chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan trong từng thời kỳ (những thay đổi trong chính sách quản lý đất đai của Nhà nước, biến đổi trong quá trình sử dụng đất, sự bất ổn về giá đất trên thị trường…).
Các quy định của pháp luật giải quyết tranh chấp HĐCN, TC QSDĐ còn chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa tương thích, dẫn đến nhận thức không thống nhất giữa các cơ quan thực thi pháp luật; giữa các bên trong quan hệ chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng (QSD) đất, làm tăng nguy cơ mâu thuẫn, phát sinh tranh chấp. Hơn nữa, các vụ án về các quan hệ tranh chấp này thường có tính chất phức tạp từ việc thu thập, xác minh, đánh giá chứng cứ đến việc áp dụng pháp luật, làm cho hoạt động kiểm sát việc giải quyết tranh chấp còn gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện Chỉ thị 01/CT-VKSTC ngày 02/12/2022; Chỉ thị 05/CT-VKSTC ngày 18/10/2022; Kế hoạch 01/KH-VKSTC ngày 27/12/2022, Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Vụ 9) hướng dẫn một số nội dung cơ bản trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp HĐCN, TC QSDĐ, cụ thể như sau:
Một số nội dung cơ bản cần lưu ý khi kiểm sát việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán, tặng cho đất đai
(1) Hướng dẫn một số vấn đề về tố tụng như sau:
– Về thời hiệu khởi kiện.
– Về thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố HĐVQSD đất vô hiệu.
– Về thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án.
– Xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
(2) Hướng dẫn một số vấn đề về nội dung như sau:
– Trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (HĐCN QSD đất):
+ Về hình thức của HĐCN QSD đất.
+ Điều kiện có hiệu lực của HĐCN QSD đất.
+ Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng QSD đất.
+ Giải quyết một số trường hợp chuyển nhượng QSD đất.
+ Hợp đồng vô hiệu do giả tạo.
+ Về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.
+ Giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu.
– Trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (HĐTC QSD đất):
+ Về hình thức HĐTC QSD đất.
+ Về điều kiện để tặng cho QSD đất.
+ Về thời điểm có hiệu lực của HĐTC QSD đất
+ Về HĐTC QSD đất giữa cha mẹ và con.
+ Về tặng cho QSD đất có điều kiện.
+ HĐTC QSD đất vô hiệu.
+ Áp dụng án lệ để giải quyết tranh chấp HĐTC QSD đất.
Phạm vi, đối tượng, mục đích hướng dẫn kiểm sát việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán, tặng cho đất đai
– Phạm vi và đối tượng áp dụng:
+ Phạm vi: Văn bản này hướng dẫn một số vấn đề về áp dụng pháp luật và kỹ năng của Kiểm sát viên trong kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự tranh chấp HĐCN, TC QSDĐ.
+ Đối tượng: Hướng dẫn này được áp dụng đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức của Viện kiểm sát các cấp khi được phân công kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự tranh chấp HĐCN, TC QSDĐ.
– Mục đích: Hướng dẫn nhằm giúp các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức nắm được các yêu cầu, thao tác cần thiết để chủ động, kịp thời thực hiện kiểm sát; khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự tranh chấp HĐCN, TC QSDĐ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án này.
Xem nội dung chi tiết tại Hướng dẫn 13/HD-VKSTC năm 2023.
Khi cần thực hiện dịch vụ, Quý Khách hàng liên lạc với Luật Landlaw Tư vấn pháp luật – Landlaw Firm qua những phương thức tư vấn sau:
– Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 1900.633.232 để được Luật sư tư vấn qua điện thoại.
– Tư vấn qua thư điện tử (email): Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử tuvanluat.landlaw@gmail.com để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.