– Căn cứ khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn quy định rằng cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Căn cứ Khoản 1 Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền: “Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình”.
– Căn cứ Khoản 5 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định Những tranh chấp về hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án : “Tranh chấp về cấp dưỡng”
– Hồ sơ khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng nuôi con gồm:
- Đơn khởi kiện về việc đòi tiền cấp dưỡng ( Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ–HĐTP)
- Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân (có chứng thực hoặc công chứng)
- Bản án, quyết định ly hôn
- Chứng cứ chứng minh thu nhập của vợ, chồng
- Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con
- Tài liệu khác có liên quan.
MỨC PHẠT NÀO VỚI TRƯỜNG HỢP TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CHO CON LÀ BAO NHIÊU?
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng mà người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sẽ đối mặt với các hình thức xử phạt sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn (điểm b khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP);
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đã có bản án, quyết định của Tòa án nhưng trì hoãn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.. ( điểm c khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)
– Bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) nếu có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trên đây là bài viết tư vấn tham khảo cho quý bạn đọc. Mọi vướng mắc pháp lý cần tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LY HÔN, DỊCH VỤ LY HÔN NHANH quý khách vui lòng gọi qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.633.232 để cùng trao đổi, gỡ rối mọi vướng mắc cùng đưa ra giải pháp pháp lý hiệu quả.
Trân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Khi cần thực hiện dịch vụ, Quý Khách hàng liên lạc với Luật Landlaw qua những phương thức tư vấn sau:
– Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.633.232 để được Chuyên viên pháp lý tư vấn qua điện thoại.
– Tư vấn qua thư điện tử (email): Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử tư vấn: tuvanluat.landlaw@gmail.com để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.
Cách thức liên hệ: LUẬT LANDLAW VÀ CỘNG SỰ
Văn phòng Hà Nội: Phương Canh, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.633.232
Web: khieukientructuyen.vn
Email: tuvanluat.landlaw@gmail.com