- Hợp đồng thương mại là gì?
Theo khoản 1, 2, 3 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì có thể hiểu Hợp đồng thương mại là thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hay thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại, cụ thể là:
– Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
– Hàng hóa bao gồm:
+ Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
+ Những vật gắn liền với đất đai.
– Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.
2. Nội dung, hình thức của hợp đồng thương mại
Nội dung hợp đồng thương mại gồm đầy đủ các điều khoản đã được cả hai bên thỏa thuận thống nhất, cả hai bên cần tuân thủ các điều khoản này trong thời gian hợp đồng có hiệu lực.
Các loại hợp đồng thương mại khác nhau sẽ có những quy định về các điều khoản riêng. Đối với hợp đồng thương mại, các điều khoản này sẽ liên quan đến hoạt động thương mại của các thương nhân. Tuy nhiên, các điều khoản này vẫn cần đảm bảo được theo quy định của pháp luật hợp đồng nói chung và thường gồm các điều khoản cơ bản sau:
– Đối tượng của hợp đồng;
– Chất lượng;
– Giá trị hợp đồng;
– Phương thức, thời hạn thanh toán;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Các phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp;
– Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng…
Về hình thức hợp đồng thương mại được thực hiện theo thỏa thuận các bên, có thể được thiết lập dựa trên lời nói, văn bản cụ thể hay hành động thực tế nào đó.
Với những hợp đồng có giá trị lớn, các bên thường thỏa thuận hình thức hợp đồng được lập thành văn bản với các điều khoản cụ thể, rõ ràng. Việc lập thành văn bản còn giúp cho quá trình thực hiện hợp đồng thương mại được thực hiện một cách đảm bảo và hiệu quả hơn, phòng tránh những rủi ro về sau.
3. Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại
Về mức phạt vi phạm, hiện nay, đối với hợp đồng dân sự thông thường thì mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, còn đối với hợp đồng thương mại thì mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng việc thỏa thuận này không vượt quá mức tối đa được cho phép.
– Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005.
Đầu tiên thì mức phạt vi phạm là mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại 2005.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại 2005 có quy định khác.
Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại 2005 có quy định khác.
Như vậy, các bên trong hợp đồng thương mại chỉ được áp dụng phạt vi phạm khi có thỏa thuận.
Theo Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 quy định về mức phạt vi phạm như sau:
“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”
Như vậy, mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại căn cứ theo Luật Thương mại sẽ theo thỏa thuận của các bên tham gia tuy nhiên mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Khi cần thực hiện dịch vụ, Quý Khách hàng liên lạc với Luật Landlaw Firm qua những phương thức tư vấn sau:
– Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 1900.633.232 để được Luật sư tư vấn qua điện thoại.
– Tư vấn qua thư điện tử (email): Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử tuvanluat.landlaw@gmail.com để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.
Bài viết liên quan: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói?
Thế nào là tranh chấp thương mại? Cách giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại?