Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật khiếu nại 2011.
Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011, vì những lý do khách quan, cá nhân không thể thực tiếp thực hiện việc khiếu nại, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện quyền khiếu nại.
Căn cứ Điều 12 Luật khiếu nại 2011 quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại như sau:
– Cách 1: Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là khái niệm “người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” chưa được giải thích rõ ràng trong Luật Khiếu nại năm 2011 cũng như các văn bản hướng dẫn Luật khiếu nại năm 2011, thế nên cần hiểu những người khác có đủ năng lực hành vi dân sự là người như thế nào? Do chưa có quy định xác định cụ thể nên chúng ta chiếu theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015 về năng lực hành vi dân sự của cá nhân để xác định như sau:
“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên) trừ những trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015.
Mặt khác, Luật Khiếu nại 2011 cũng như các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa có quy định cụ thể về “lý do khách quan khác” để thực hiện việc ủy quyền. Do đó đã gây khó khăn trong việc thực hiện của công dân và việc xử lý của cơ quan chức năng.
– Cách 2: Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Có cần chứng thực giấy ủy quyền khiếu nại?
Nghị định 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại 2011 có ghi nhận: Nếu nhiều người khiếu về cùng một nội dung và bằng đơn thì phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử đại diện.
Căn cứ Điều 10 Thông tư 07/2013/TT-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính quy định người được ủy quyền phải xuất trình chứng minh nhân dân, cung cấp giấy tờ, văn bản ủy quyền để chứng minh việc đại diện hợp pháp của mình. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý phải xuất trình giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý, quyết định phân công trợ giúp pháp lý.
=======================================
Trên đây là bài viết tư vấn của Luật Landlaw và cộng sự. Khi cần thực hiện dịch vụ, Quý Khách hàng liên lạc với Luật Landlaw Firm qua những phương thức tư vấn sau:
– Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 1900.633.232 để được Luật sư tư vấn qua điện thoại.
– Tư vấn qua thư điện tử (email): Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử tuvanluat.landlaw@gmail.com để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.
Bài viết liên quan: Quy trình giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính?