Người mua đất tự ý bỏ cọc có phải bồi thường không?

 Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giữa các bên (Căn cứ Khoản 3 Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015).

– Căn cứ Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đặt cọc

– Tiểu mục này được hướng dẫn bởi Tiểu mục 4, 5 Mục 1 Chương III Nghị định 21/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2021

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trong hợp đồng đặt cọc, các bên sẽ thỏa thuận một khoảng thời gian/thời hạn trước khi thực hiện hoặc ký kết hợp đồng.

– Tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Trường hợp hai bên đã thực hiện hợp đồng đặt cọc để mua đất mà bên đặt cọc không muốn mua nữa thì bên đặt cọc sẽ mất số tiền đặt cọc cho bên nhận đặt cọc trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận bên đặt cọc không bị mất tiền nếu không thực hiện hợp đồng mua bán sau khi hết hạn đặt cọc.

TỰ Ý HỦY ĐẶT CỌC PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI PHÁT SINH MỘT TRONG CÁC YẾU TỐ SAU:

  1. Có thiệt hại xảy ra: Nếu có thiệt hại xảy ra do việc bên đặt cọc hủy hợp đồng thì bên đặt cọc phải bồi thường thiệt hại cho bên nhận đặt cọc cũng như phải chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh và số tiền đã đặt cọc nếu hai bên không có thỏa thuận khác.
  2. Không có thiệt hại xảy ra: Nếu không có thiệt hại xảy ra khi bên đặt cọc hủy hợp đồng thì bên đặt cọc không phải bồi thường thiệt hại cho bên nhận cọc mà chỉ phải mất số tiền đặt cọc nếu hai bên không có thỏa thuận khác.
  3. Khi hai bên có thỏa thuận: 

– Nếu có yêu cầu bồi thường: Bên đặt cọc bị mất số tiền đặt cọc trừ trường hợp có quy định khác và phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận.

– Nếu không có yêu cầu bồi thường: Bên đặt cọc chỉ bị mất số tiền đặt cọc trừ trường hợp có quy định khác.

Để xác định bên đặt cọc có phải bồi thường hay không thì cần xem xét hợp đồng hoặc thỏa thuận đặt cọc của hai bên có quy định bồi thường không. Nếu không có thì bên đặt cọc chỉ bị mất số tiền đặt cọc mà không phải bồi thường trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

TRƯỜNG HỢP HỦY CỌC KHÔNG MẤT TIỀN?

– Căn cứ Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Hủy bỏ hợp đồng như sau:

1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

c) Trường hợp khác do luật quy định.

2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Xét ví dụ khi đặt cọc mua bán đất, một số trường hợp sau sẽ bị xem là bên nhận cọc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ:

– Sau khi nhận cọc của bên mua, bên đặt cọc đã bán luôn nhà, đất (đối tượng trong hợp đồng đặt cọc) cho bên thứ ba khác.

– Sau khi hai bên ký hợp đồng đặt cọc, bên nhận cọc không muốn bán nhà, đất cho bên đặt cọc.

– Hai bên ký hợp đồng đặt cọc nhà, đất không đủ điều kiện mua bán. Trong trường hợp này, bên đặt cọc không biết đến việc này…

Do đó, nếu bên đặt cọc hủy hợp đồng đặt cọc do một trong các nguyên nhân nêu trên thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 

Ngoài ra, nếu trong hợp đồng đặt cọc không có quy định về việc bồi thường thiệt hại, phạt cọc… khi một trong hai bên hủy hợp đồng thì bên đặt cọc hủy hợp đồng sẽ không phải bồi thường cũng như không bị phạt. Như vậy, tùy vào thỏa thuận hoặc nếu thuộc các trường hợp hủy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà, đất không phải bồi thường thì bên đặt cọc sẽ không bị mất tiền.

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc!

Khi cần thực hiện dịch vụ, Quý Khách hàng liên lạc với Luật Landlaw Tư vấn pháp luật – Landlaw Firm qua những phương thức tư vấn sau:

– Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 1900.633.232 để được Luật sư tư vấn qua điện thoại.

– Tư vấn qua thư điện tử (email): Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử: tuvanluat.landlaw@gmail.com để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.

– Đặt lịch hỗ trợ dịch vụ pháp lý: Quý khách vui lòng gọi điện thoại qua số 0983.957.940.